Hội thao 2022: Môn thi 1.100m vượt chướng ngại vật cứu nạn cứu hộ

09:39 - 15/12/2021

MÔN 1: 100M VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT, CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Quy trình thi môn 100m vượt chướng ngại vật, cứu nạn, cứu hộ

Bước 1: Chuẩn bị thi

a) Bố trí, sắp đặt phương tiện, dụng cụ thi đấu đúng vị trí được quy định trên tuyến thi tại Phụ lục I.

b) VĐV và người bị nạn phải đeo thẻ VĐV, tập trung tại khu vực trước vạch xuất phát để trọng tài kiểm tra tư cách VĐV trước khi thi đấu.

c) VĐV đóng “Người bị nạn” nằm ngửa trên “Đệm đặt người bị nạn”; duỗi thẳng chân, tay, chân chạm “Vạch đặt người bị nạn”; đầu quay về hướng đích.

d) VĐV dự thi đeo sẵn bình khí thở (không có khí trong bình), không mang theo mặt nạ.

đ) Các Trọng tài kiểm tra phương tiện, dụng cụ thi và các điều kiện khác theo Điều lệ.

e) Khi Trọng tài có lệnh: "VĐV vào vị trí", VĐV dự thi nhanh chóng vào vị trí xuất phát, đứng trước"Vạch xuất phát" trên tuyến thi của mình, chân không chạm "Vạch xuất phát".

f) Các Trọng tài vào vị trí và báo hiệu đã sẵn sàng.

II. Thi đấu Khi Trọng tài phát lệnh xuất phát (bắn súng lệnh)

Vận động viên xuất phát chạy lên, di chuyển bên trong vượt qua mô hình không gian hạn chế, chạy đến vị trí đặt thiết bị phá dỡ cầm tay, xách thiết bị phá dỡ cầm tay; tiếp tục chạy lên phía mô hình của khóa, sử dụng thiết bị phá dỡ cầm tay phá khóa, mở cửa, chạy lên đặt thiết bị phá dỡ cầm tay vào “ô đặt thiết bị phá dỡ cầm tay”; tiếp tục chạy đến vị trí thang ngang, vượt qua thang ngang bằng tay, chạy đến vị trí “Người bị nạn” đặt bình khí thở vào “Ở đặt bình khí thở”, thực hiện động tác công “Người bị nạn” về đích.

III. Một số quy định khác trong thi môn 100m vượt chướng ngại vật, cứu nạn, cứu hộ

1.VĐV thì phải đeo bình khí thở trong suốt quá trình từ khi xuất phát đến khi đặt bình khí thở vào “ô đặt bình khí thở”. Toàn bộ bình khí thở (phần bình và giá đỡ) phải nằm trọn trong “Ô đặt bình khí thở”.

2.Thiết bị phá dỡ cầm tay được lắp sẵn mũi phá khóa và bộ phận búa đập vị trí khóa, VĐV sử dụng thiết bị phá dỡ cầm tay phá khóa của cửa và vượt qua cửa, đặt thiết bị phá dỡ cầm tay vào “ô đặt thiết bị phá dỡ cầm tay”. Toàn bộ thiết bị phá dỡ cầm tay phải nằm trọn trong “ô đặt thiết bị phá dỡ cầm tay”.

3.VĐV vượt qua thang ngang bằng tay, dùng hai tay treo người, chân không chạm đất lần lượt vượt qua từng nan thang. Trong quá trình vượt qua thang ngang, khi VĐV bị chạm chân xuống đất thì phải quay lại thực hiện động tác vượt qua thang ngang từ đầu.

4.Động tác công "Người bị nạn"; VĐV nằm nghiêng người, lưng áp sát vào bên sườn phải hoặc trái "Người bị nạn", dùng tay nắm lấy tay trái hoặc phải "Người bị nạn", lật "Người bị nạn" nằm sấp lên lưng minh, tay còn lại nắm lấy tay kia của "Người bị nạn" và đứng dậy. VĐV động “Người bị nạn” không được làm bất kỳ động tác nào trợ giúp VĐV thi. Chỉ được ôm VĐV khi đã thực hiện xong động tác công để tránh bị ngã, rơi khi VĐV đó chạy.

5.VĐV được phép thực hiện lại nhiệm vụ (vượt chướng ngại vật, đặt thiết bị vào đúng vị trí...), nhặt mũ, thắt lưng, giầy...bị rơi trước khi về đích.

IV. Trừ điểm trong môn thi 100m vượt chướng ngại vật, cứu nạn, cứu hộ

Những trường hợp sau đây bị trừ điểm bằng cách cộng thêm 2 giây với mỗi lỗi vào kết quả thời gian thi:

1.VĐV kéo dài thời gian vào vị trí quá 90 giây;

2. VĐV để chân chạm "Vạch xuất phát" khi trọng tài phát lệnh.

3. VĐV quăng, ném thiết bị phá dỡ cầm tay; để một phần thiết bị phá dỡ cầm tay ngoài và đặt thiết bị phá dỡ cầm tay” (kể cả đặt chạm vạch của “Ở đặt thiết bị phá dỡ cầm tay");

4. Để bộ phận cơ thể "Người bị nạn" chạm đất khi chuyển từ vị trí “Người bị nạn” về đích;

5. VĐV quăng, ném bộ mặt nạ phòng độc cách ly, để một phần bộ mặt nạ phòng độc cách ly ra ngoài “Õ đặt binh khí thở (kể cả đặt chạm vạch của “Ô đặt binh khí thở");

6. Làm rơi một trong số các trang bị thi đấu như mũ, dây lưng, sổ đeo, giầy...mà không nhặt lại trước khi về đích;

7. VĐV bỏ qua mỗi nan thang ngang;

8. VĐV đóng "Người bị nạn"có hành động trợ giúp VĐV thị như: Nằm nghiêng, dang tay, ngồi dậy, giơ tay lên khi đang nằm, đứng dậy, ôm hoặc bám vào VĐV thi khi chưa công trên lưng.

V. Không công nhận kết quả thi (không hoàn thành nhiệm vụ) của môn thi Chạy 100m vượt chướng ngại vật, cứu nạn, cứu hộ.

Những trường hợp sau đây không công nhận kết quả thi:

1.VĐV ba lần xuất phát trước “lệnh xuất phát”;

2.VĐV làm rơi “Người bị nạn”; không mang người bị nạn về đích;

3.VĐV không vượt qua một trong chướng ngại vật sau: Mô hình không gian hạn chế, mô hình cửa khóa thang ngang

4.VĐV đặt thiết bị phá dỡ cầm tay ngoài “Ô đặt thiết bị phá dỡ cầm tay”

5.VĐV đặt bình khí thở ngoài và đặt bình khí thở”;

6.VĐV hoặc người của đội thi cố ý gây cản trở VĐV của đội khác;

7.VĐV không tự mình hoàn thành nhiệm vụ, có người khác giúp đỡ mới hoàn thành nhiệm vụ;

8.VĐV không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định.

VI. Xác định kết quả môn thi Chạy 100m vượt chướng ngại vật cứu nạn, cứu hộ

1.Mỗi tuyến thì sử dụng 03 đồng hồ bấm giây để xác định kết quả. Các trọng tài bấm đồng hồ xác định thời gian thi tỉnh từ khi phát lệnh xuất phát đến khi vận động viên cũng “Người bị nạn” qua vạch đích.

2.Cách tính thời gian thi:

a) Thời gian thi của VĐV là trung bình cộng thời gian do đồng hồ của 3 Trọng tài ghi được, nếu số ghi đó lệch nhau không quá 2 giây;

b)Trường hợp chỉ có 1 trong 3 đồng hồ của Trọng tài hoạt động thì lấy thời gian của đồng hồ đó ghi được

c) Trường hợp chỉ có 2 trong 3 đồng hồ của Trọng tài hoạt động thì thời gian thi là trung bình cộng 2 đồng hồ đó;

d) Trường hợp cả 3 đồng hồ đều có số thời gian chênh lệch nhau quá 2 giây thì lấy thời gian đồng hồ có số ghi ở giữa;

đ) Trường hợp tất cả các đồng hồ không hoạt động thì các đội đó sẽ được thi lại vào đợt cuối cùng môn thi.

VII. Xếp thứ tự thành tích môn thi Chạy 100m vượt chướng ngại vật cứu nạn, cứu hộ

1. Thành tích cá nhân VĐV là thành tích của Đội đối với môn thi này. VĐV có thời gian thi ít hơn được xếp lên trên. Trường hợp 2. hay nhiều VĐV có thời gian thi bằng nhau thì được xếp thứ hạng ngang nhau và không có số thứ tự xếp hạng liền kề.

2. VĐV không hoàn thành nhiệm vụ thì xếp thứ tự cuối cùng.

 

 Nguồn: Công văn của bộ công an cục cảnh sát PCCC và CNCH số 3013/C07-P6

TAGS: pc07,

Bài viết liên quan

Kon Tum: Nhiều nơi vẫn ở nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm
Hiện trường 40 xe điện du lịch ở Hội An bị cháy trơ khung
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng từ vụ nổ lò hơi tại huyện Vĩnh Cửu
Cháy lớn dãy nhà kho ở Thành phố Thủ Đức
Quân khu 4 trắng đêm dập lửa cứu rừng